HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG KHÁNG SINH
LỜI NÓI ĐẦU
Từ khi phát hiện ra kháng sinh Penicilline đến nay hàng trăm loại kháng sinh và các thuốc tương tự đã được phát minh và đưa vào sử dụng. Sự ra đời của kháng sinh đã đánh dấu một kỷ nguyên mới của y học về điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, đã cứu sống hàng triệu triệu người khỏi các bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm. Kháng sinh còn được sử dụng rộng rãi trong trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản,…
Tuy nhiên cũng do việc sử dụng rộng rãi, kéo dài và lạm dụng, chưa hợp lý, an toàn nên tình trạng kháng kháng sinh của các vi sinh vật (vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng, nấm, …) ngày một gia tăng. Mức độ kháng thuốc ngày càng trầm trọng làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị, tiên lượng xấu, nguy cơ tử vong cao, thời gian điều trị kéo dài, chi phí điều trị tăng cao, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh và cộng đồng.
Cùng với các nước trên thế giới, Việt Nam đã hưởng ứng tích cực lời kêu gọi của Tổ chức Y tế thế giới “Không hành động hôm nay, ngày mai không có thuốc chữa” và “Kế hoạch hành động quốc gia về chống kháng thuốc giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2020” đã được ban hành (Quyết định số 2174/QĐ-BYT ngày 21/6/2013) nhằm đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống kháng thuốc góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác phòng, chống dịch bệnh, khám bệnh, chữa bệnh, bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Biên soạn tài liệu “Hướng dẫn sử dụng kháng sinh” là một trong nhiều nhiệm vụ của Kế hoạch hành động trên. Ban biên soạn được thành lập theo Quyết định số 4259/QĐ-BYT ngày 31/10/2012 gồm các chuyên gia đầu ngành về y và dược. Tài liệu cung cấp những kiến thức và kỹ năng cơ bản, cập nhật đồng thời phù hợp với thực tế của Việt Nam về việc sử dụng kháng sinh hợp lý, an toàn để ứng dụng trong công tác khám, chữa bệnh, phòng bệnh, bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, góp phần hạn chế tình trạng kháng kháng sinh đang có nguy cơ gia tăng hiện nay.
Tài liệu gồm có 11 Chương và 55 bài, bao gồm đại cương về kháng sinh và vi khuẩn, sử dụng kháng sinh trong các bệnh nhiễm khuẩn thường gặp (nhiễm khuẩn hô hấp, tim mạch, tiêu hóa, thận – tiết niệu,…).
Tài liệu đã được biên soạn công phu, chất lượng, cập nhật và thực tế Việt Nam, tuy nhiên cũng còn những thiếu sót. Rất mong các giáo sư, các chuyên gia và các đồng nghiệp, bạn đọc góp ý kiến bổ sung để tài liệu được hoàn chỉnh hơn.
Chúng tôi trân trọng cảm ơn sự chỉ đạo sát sao của PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Tiến – Bộ trưởng Bộ Y tế, các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sỹ, Thạc sỹ, Bác sỹ, Dược sỹ, các thành viên Ban biên soạn, các chuyên gia đầu ngành của các chuyên khoa đã rất cố gắng, dành nhiều thời gian quý báu để biên soạn, sửa chữa, thẩm định cuốn sách này và trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ của AstraZeneca cho việc tổ chức và in ấn để hoàn thiện hướng dẫn này. Đây là lần ấn bản đầu tiên của cuốn sách, chắc chắn còn nhiều thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp từ Quý độc giả và đồng nghiệp để cuốn sách ngày một hoàn thiện.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG KHÁNG SINH 2015
Chủ biên
PGS.TS. Nguyễn Thị Xuyên
Đồng chủ biên
PGS. TS. Lương Ngọc Khuê
GS. TS. Trần Quỵ
GS.TS. Hoàng Thị Kim Huyền
TỔ THƯ KÝ VÀ BIÊN TẬP:
Ths Nguyễn Đức Tiến
Ths Ngô Thị Bích Hà
Ths Trương Lê Vân Ngọc
Ths Nguyễn Thị Đại Phong Ths Nguyễn Thị Thủy
Bộ môn Dược lâm sàng – Trường đại học Dược Hà Nội
MỤC LỤC
PHẦN I. ĐẠI CƯƠNG VỀ KHÁNG SINH VÀ VI KHUẨN HỌC
PHẦN II. ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH NHIỄM KHUẨN
CHƯƠNG I. NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP
CHƯƠNG II. NHIỄM KHUẨN HUYẾT VÀ SỐC NHIỄM KHUẨN.
CHƯƠNG III. NHIỄM KHUẨN TIM MẠCH.
CHƯƠNG IV. NHIỄM KHUẨN DA VÀ MÔ MỀM.
CHƯƠNG V. NHIỄM KHUẨN TIÊU HÓA.
CHƯƠNG VI. NHIỄM KHUẨN CƠ – XƯƠNG – KHỚP…..
CHƯƠNG VII. NHIỄM KHUẨN SẢN PHỤ KHOA VÀ CÁC BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC..
CHƯƠNG VIII. NHIỄM KHUẨN MẮT.
CHƯƠNG IX. VIÊM MÀNG NÃO..
CHƯƠNG XI. SỬ DỤNG KHÁNG SINH CHO NGƯỜI BỆNH SUY GIẢM MIỄN DỊCH
PHỤ LỤC 1. HƯỚNG DẪN XỬ TRÍ VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Ở TRẺ EM
PHỤ LỤC 2. LIỀU KHÁNG SINH TRONG DỰ PHÒNG PHẪU THUẬT…
PHỤ LỤC 3. LỰA CHỌN KHÁNG SINH DỰ PHÒNG PHẪU THUẬT.…..
PHỤ LỤC 4. HƯỚNG DẪN TIÊM/TRUYỀN MỘT SỐ LOẠI KHÁNG SINH ..